GÒ CÔNG NHỮNG MÙA SƠ RI CHÍN ĐỎ


        Sơ Ri thì mình cũng đã ăn nhiều, thấy người ta bán nhiều. Chỉ nghĩ đó là 1 loại trái cây bình thường ăn chơi thôi nhưng không ngờ lại có cả một vùng đất riêng của nó. Đó là Gò Công – Tiền Giang.

Những ngày tháng 5 mình tới Gò Công không phải vì là mùa sơ ri chín đỏ, không phải vì những ngôi nhà cổ lớp lớp bên nhau, không phải để tìm kiếm vẻ đẹp ngày xưa còn sót lại của miền Tây sông nước. Mà mình đi vì vô tình thấy thông tin về biển Tân Thành. 
Cảnh sắc miền Tây tại Gò Công - Đường vào nhà nào cũng là cái cầu nhỏ bắc qua kênh ! Mấy chị bán quán cười quá trời khi biết mình đang chụp mấy chị í ! 

Phượng đỏ rực khắp đường đi !


Chú đạp xe kéo đi chở hàng
   Bởi vì đây là nơi 2 đứa đi lần đầu nên đi cũng hơi xa, đi theo hướng dẫn của 1 group đạp xe đạp ra  ngoài đó, họ vừa đi vừa chụp hình, ngắm cảnh nên tụi mình cũng đi theo lộ trình đó luôn. Ai dè đâu lạc tới lạc lui vài chục lần, lộ trình người ta đi 1 tiếng rưỡi mà 2 đứa đi tới mất 2-3 tiếng gì đó luôn. Biển Tân Thành thì cực kỳ gây thất vọng, dù mình đã được nói trước là nó giống biển Cần Giờ mà ai dè còn xấu hơn, nước bùn đen thùi lùi, chỉ vài nhóm học sinh trẻ  trẻ ra tắm hay ngồi hóng mát thôi ! Được cái dưới biển nhiều ốc nên các nhóm đó đua nhau ra nhặt ốc. Quanh bãi biển là những chòi nghỉ cũ kỹ, chỉ có 1 chị bán nước và bán bánh tôm chiên, chắc vì đói nên ăn bánh ngon.

Khi quay trở ra gặp  mấy chị bán các loại nghêu, sò, ghẹ đá, ốc, chem chép, cà na … Nghe nói nghêu Gò Công nổi tiếng nhưng cũng ko còn thích ăn nghêu lắm nên mua cà na ! mèng ơi ! nó rẻ quá trời rẻ ! Mấy chị không bán kg mà bán theo chậu. có chậu 25k, chậu 35k . Mình mua 1 chậu 25k về tối làm cà na sate’! Bình thường ra quán mua 45k dc mấy con, giờ ngồi ăn cho banh lưỡi còn chưa hết nữa  !

Bù lại cho bãi biển gây thất vọng ( mình đã ngờ ngợ từ trước vì khi hỏi đường ra bãi biển dân ở đây không hứng thú cho lắm!) thì mình được ngắm nhìn những cung đường Gò Công tháng 5 rợp đầy hoa phượng, cảnh sắc miền Tây cũ vẫn còn rất nhiều. 
Hồ gì quên mất rồi ! đứng nghỉ ở đây rất mát !
Nhà cổ như thế này rất nhiều tại Gò Công !
Vừa chạy xe vừa để ý mới thấy tại Gò Công thường người ta xây nhà rất cao, tầng trên cùng dành nuôi chim yến. Nhà nào nuôi chim yến là mở đài, mở loa cho Những ngôi nhà cũ, nhà cổ còn khá nhiều dù không co cụm lại với nhau ! ở Gò Công lúc trước hình như cộng đồng người Hoa cũng sinh sống và phát triển nhiều nên các trung tâm Hoa ngữ rất lớn và được đầu tư.
Một ngôi chùa tại Gò Công
Không có bảng tiếng Việt nên mình cũng không  biết đây là chùa hay trung tâm Hoa Ngữ

Đặc biệt ở Gò Công có nghề rất phát triển đó là làm tủ thờ, các cơ sở bán tủ thờ san sát mà cái nào cũng to ơi là to ! Sau khi trở về tham khảo mới có đoạn thông tin sau “Những làng nghề mộc ở miền Nam không ít, nhưng chuyên về tủ thờ thì Gò Công luôn được nhắc đến đầu tiên. Người làng nghề cho biết tổ tiên họ đã đến "miệt Gò Công" gần một trăm năm, sinh sống bằng nghề làm tủ thờ. Cổng làng nghề được dựng ở gần ngã tư Cả Nhồi nhưng các cửa hàng kinh doanh tủ thờ, các xưởng mộc lớn tập trung nhiều hai bên quốc lộ 50 để người phương xa đến dễ dàng nhận biết. Tủ thờ mới đóng nhưng kiểu xưa, chạm trổ, cẩn đẹp, giá từ 20 - 30 triệu đến cả trăm triệu đồng một chiếc, thảo nào mà người khá giả thích đưa sự trang nghiêm cổ xưa vào nhà mới và muốn chứng tỏ cấp độ giàu có đã lặn lội xuống Gò Công mua tủ.” ( St : SGTT)

Chợ Gò Công nằm trong khu trung tâm với các chị bán đu đủ dài dài phía trước, trong chợ là các món ăn bình thường như những chỗ khác, mình cũng không thấy gì đặc biệt lắm ! Ăn uống ở đây vẫn còn rất rẻ, thấy nhiều nhất là hủ tiếu, cháo lòng … Giá khoảng từ 10, 12k/tô. Mình cũng có ăn thử cháo lòng, khá béo nhưng không ngon lắm !
Chợ Gò Công !

Mấy chị bán đu đủ vàng ươm





Cháo lòng ăn chung với bánh mì !

Trên đường đi về thì gặp các anh chị bán sơ ri đầy đường, sơ ri giòn, ngọt vàng óng lên trong nắng. Không đặng cầm lòng cũng ủng hộ các anh chị 1- 2 kg gì đó !
Nhìn Sơ ri thèm hok ????
Một vài thông tin về Sơ Ri Gò Công : “Cây Sơ-ri du nhập vào Việt Nam "theo chân" của người Pháp vào những năm đầy thế kỷ XX (tương tự như Cao su, Cà phê, Điều, Chuối,...điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ). Gốc của cây Sơ-ri là loại cây dại (như dâu rừng của Đà Lạt), so với "dân" bản xứ Nam Mỹ(cherry)  thì trái Sơ-ri Việt Nam nhỏ hơn nhưng vị ngọt thanh hơn và...có giá hơn. Hiện nay, Sơ-ri được xem là thứ đặc sản của vùng đất Gò Công, tỉnh Tiền Giang.Đặc sản sơ-ri Gò Công hiện có trên 1.000ha (chủ yếu ở huyện Gò Công Đông với 600ha) sản lượng lên đến 30.000 tấn quả/năm. Nhưng nếu trồng đúng kỹ thuật, sản lượng có thể lên đến 50.000 tấn quả/năm. Và xã Tân Đông (H.Gò Công Đông) là vùng đất rất thích hợp với cây sơ-ri nên cây phát triển nhanh và năng suất cao, năng suất khoảng 35tấn quả/ha/năm 2006. “ ( St )
Chiều trên phà Mỹ Lợi !

Lạp Xưởng cũng là 1 món đặc sản cho khách mua mang về làm quà ! bán ngay phà !
Tượng Trương Định ngay gần chợ Gò Công !
                               

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐẾN BOSANG NGẮM LÀNG NGHỀ LÀM GIẤY SAA & Ô TRUYỀN THỐNG

Thái Lan vẫy gọi phần 2- Chùa Thái Lộng Lẫy

ĐI CỦ CHI ĂN BÒ TƠ